Cách vẽ đồ thị Parabol chi tiết | Toán lớp 10 – vietjack.me

Đánh giá bài viết

Cách vẽ parabol

Cách vẽ đồ thị Parabol chi tiết – Toán lớp 10

I. Lí thuyết tổng hợp.

– Tập xác định của phương trình Parabol: D=ℝ

– Trục đối xứng của Parabol: là đường thẳng đi qua đỉnh của Parabol và song song với trục Oy có phương trình x=−b2a

– Đồ thị Parabol có hai dạng:

+) Dạng 1: a > 0 (bề lõm của đồ thị hướng lên trên)

Tài liệu VietJack

Hàm số y=ax2+bx+c đồng biến trên khoảng −b2a;+∞ và nghịch biến trên khoảng −∞;−b2a.

+) Dạng 2: a < 0 (bề lõm của đồ thị hướng xuống dưới)

Tài liệu VietJack

Hàm số y=ax2+bx+c nghịch biến trên khoảng −b2a;+∞ và đồng biến trên khoảng −∞;−b2a.

II. Các công thức.

Cách vẽ đồ thị Parabol: y=ax2+bx+c

Bước 1: Vẽ trục đối xứng có phương trình x=−b2a.

Bước 2: Xác định tọa độ đỉnh : I−b2a;−Δ4a.

Bước 3: Xác định thêm 1 số điểm (tối thiểu 1 điểm) như giao điểm với trục tung M (0; c) (nếu có), trục hoành (nếu có) hoặc các điểm tùy ý. Sau đó lấy điểm đối xứng với các điểm điểm đó qua trục đối xứng.

Bước 4: Vẽ đồ thị bằng cách nối các điểm lại theo dạng hình Parabol.

Lưu ý: a > 0 và a < 0 cho ra hai dạng đồ thị Parabol khác nhau.

III. Ví dụ minh họa.

Bài 1: Vẽ đồ thị Parabol: y=x2−4x+5.

Lời giải:

– Tập xác định: D=ℝ

– Ta có trục đối xứng của đồ thị: x=−(−4)2.1=2

– Xét Δ=(−4)2−4.1.5=−4 Tọa độ đỉnh I của Parabol:

Xem thêm:  Ảnh Bìa Facebook Cute, Nhìn Đẹp Vô Đối Không Thể Từ Chối

xI=−(−4)2.1=2yI=−(−4)4.1=1

⇒ I (2; 1)

– Giao điểm của Parabol với trục tung: A (0; 5). Lấy thêm điểm A’(4; 5) đối xứng với A qua trục đối xứng.

– Có a = 1 > 0 , trục đối xứng x = 2 và các điểm I (2; 1), A (0; 5), A’(4; 5) ta vẽ được đồ thị:

Tài liệu VietJack

Bài 2: Vẽ đồ thị Parabol:y=−x2−3x+4

Lời giải:

– Tập xác định: D=ℝ

– Ta có trục đối xứng của đồ thị:x=−(−3)2.(−1)=−32

– Xét Δ=(−3)2−4.(−1).4=25⇒ Tọa độ đỉnh I của Parabol:

xI=−(−3)2.(−1)=−32yI=−254.(−1)=254

⇒ I−32;254

– Giao điểm của Parabol với trục tung: B (0; 4). Lấy thêm điểm B’(-3; 4) đối xứng với B qua trục đối xứng.

– Có a = -1 < 0 , trục đối xứng x=−32 và các điểm I−32;254 , B (0; 4), B’(-3; 4) ta vẽ được đồ thị:

Tài liệu VietJack

Bài 3: Vẽ đồ thị Parabol:y=x2−4x+4 . Xét tính đồng biến, nghịch biến của nó trên tập xác định.

Lời giải:

– Tập xác định: D=ℝ

– Ta có trục đối xứng của đồ thị: x=−(−4)2.1=2

– Xét Δ=(−4)2−4.1.4=0⇒ Tọa độ đỉnh I của Parabol:

xI=−(−4)2.1=2yI=04.1=0

⇒ I (2; 0)

– Giao điểm của Parabol với trục tung: C(0; 4). Lấy thêm điểm C’(4; 4) đối xứng với C qua trục đối xứng.

– Có a = 1 > 0 , trục đối xứng x = 2 và các điểm I (2; 0) , C (0; 4), C’(4; 4) ta vẽ được đồ thị:

Tài liệu VietJack

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy, hàm số y=x2−4x+4 đồng biến trên khoảng (2;+∞) và nghịch biến trên khoảng (−∞;2).

IV. Bài tập tự luyện.

Bài 1: Vẽ đồ thị Parabol:y=2×2−7x+10. Và xét tính đồng biến, nghịch biến của nó trên tập xác định.

Xem thêm:  League Of Stickman MOD APK (Full Level, Tiền Kim Cương, Máu

Bài 2: Vẽ đồ thị Parabol: y=−3×2−5x+3. Và xét tính đồng biến, nghịch biến của nó trên tập xác định.

Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 10 đầy đủ và chi tiết khác:

Cách xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số chi tiết

Cách xét tính chẵn, lẻ của hàm số chi tiết

Tất tần tật công thức về Hàm số y = |x|

Công thức tọa độ đỉnh của parabol, tọa độ giao điểm của parabol với các trục tọa độ

Công thức giải phương trình bậc nhất chi tiết nhất